Top 5 công nghệ mới giúp sự kiện gây ấn tượng cực mạnh

18/11/2022 10:01 +07 - Lượt xem: 5283

Mấy năm trở lại đây, ứng dụng công nghệ mới trong các sự kiện dần trở thành xu hướng phổ biến. Cùng tìm hiểu Top 5 công nghệ mới giúp sự kiện gây ấn tượng cực mạnh nhé!

Mấy năm trở lại đây, ứng dụng công nghệ mới trong các sự kiện dần trở thành xu hướng phổ biến. So với phương thức tổ chức sự kiện truyền thống, sự góp mặt của các kỹ thuật, công nghệ cao đem lại tính mới mẻ và độc đáo, tạo hiệu ứng “wow” cực ấn tượng cho các sự kiện. 

Cùng Wonder Media tìm hiểu Top 5 công nghệ mới giúp sự kiện gây ấn tượng cực mạnh nhé!

1. Thực tế ảo tăng cường (AR)

https://wondermedia.vn/wp-content/uploads/2022/11/ar-1024x716.png
Công nghệ AR

AR (Augmented Reality) hay thực tế ảo tăng cường là công nghệ mới được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ thực tế ảo (VR – Virtual Reality). AR cho phép những sự vật/hiện tượng mô phỏng theo dạng 3D xuất hiện trong môi trường thật và không gian thật, ngoài ra còn có âm thanh, đồ họa, video… hỗ trợ thêm nhằm mang đến cảm giác chân thật và sinh động cho người dùng.

Ngoài các thiết bị điện tử, AR hiện còn được ứng dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực tổ chức sự kiện. Không chỉ dừng lại ở filter chụp hình, công nghệ AR trong tổ chức sự kiện còn được vận dụng và thể hiện khéo léo trong các ấn phẩm và hoạt động tương tác. Ví dụ, thiệp mời AR (AR Invitation Card) của sự kiện ra mắt mạng xã hội Lotus, backdrop AR tại sự kiện YEP của Lazada, poster AR của BUV, hay photobooth AR dành riêng cho các fan của nhóm nhạc Hàn Quốc BTS…

2. Touch Engagement

https://wondermedia.vn/wp-content/uploads/2022/11/touch-screen-300x210.png
Touch Engagement là công nghệ phát triển trên nền tảng Touch Screen

Touch Engagement là giải pháp công nghệ được xây dựng dựa trên nền tảng là sự phát triển và ứng dụng ngày càng phổ biến của các thiết bị màn hình cảm ứng (Touch Screen). Đây là công nghệ hiện đại có thể biến bất cứ bề mặt nào trở thành bề mặt tương tác, tạo cho người dùng những trải nghiệm độc đáo, khác biệt, mang đậm cảm hứng tương lai. Một số trường hợp ứng dụng công nghệ Touch Engagement trong sự kiện điển hình có thể kể đến là “Chiếc bàn tương tác” của hãng sản xuất linh kiện ô tô Nissens Automotive (kết hợp Touch Screen với Object Recognition), hay khu trưng bày đi kèm trải nghiệm tương tác của thương hiệu vật liệu xây dựng Viglacera (kết hợp Touch Screen với màn LED và hệ thống chiếu sáng).

3. Game Kinect

https://wondermedia.vn/wp-content/uploads/2022/11/game-kinect-300x210.png
Game Kinect

Kinect là một loại cảm biến được phát triển bởi Microsoft với chức năng chính là bắt chuyển động cơ thể của người dùng bằng camera. Không chỉ trên thế giới, công nghệ này còn đang làm mưa làm gió tại Việt Nam, tạo nên hàng loạt những trò chơi tương tác mang tính điểm nhấn cho các sự kiện.

Hiện, có 2 xu hướng ứng dụng công nghệ Game Kinect vào tổ chức sự kiện:

  • Sử dụng các tựa game Kinect có sẵn (với kinh phí đầu tư vừa phải) như chém hoa quả, đá bóng, infinity-run… nhằm phong phú hoá hoạt động cho sampling booth của chiến dịch Trade Marketing, tạo ra những trải nghiệm giải trí nhưng gắn kết sâu giữa khách hàng và thương hiệu.
  • Sáng tạo Game Kinect riêng, làm nổi bật tính cách và đặc điểm thương hiệu của nhãn hàng dành cho các sự kiện kích hoạt thương hiệu (Brand Activation).

4. Interactive Wall

https://wondermedia.vn/wp-content/uploads/2022/11/interactive-wall-1024x716.png
Interactive Wall hay còn gọi là Magic Wall

Interactive Wall hay Magic Wall là giải pháp kết hợp giữa năng lực thi công vách tường, setup máy chiếu (Projector) và ứng dụng các thiết bị cảm ứng chạm (Touch Sensor). Gần giống với công nghệ Touch Engagement, công nghệ này cung cấp hình ảnh và trải nghiệm hấp dẫn cho từng mục thông tin, cho phép người dùng tự khám phá thông tin chỉ với tương tác chạm thay vì lướt qua những con chữ thông thường trên tường. Interactive Wall thường được các doanh nghiệp ứng dụng trong các sự kiện kỷ niệm thành lập hoặc công bố ra mắt thương hiệu nhằm thay thế cho hình thức ảnh/infographic tĩnh truyền thống. Ngoài ra, còn có phiên bản công phu nhưng ít phổ biến, yêu cầu đầu tư cao hơn của công nghệ Interactive Wall là Projection-Mapping Room. Sự kiện chủ đề Into the WonderLand của Lotte Department Store là một ví dụ.

5. Hạng mục tương tác vật lý

Chiếc đàn Piano khổng lồ tại AEON trong mùa lễ Giáng Sinh 2020 là một ví dụ điển hình cho việc ứng dụng các hạng mục tương tác vật lý trong sự kiện. Đây là cách làm sáng tạo, sử dụng thiết bị cảm biến chạm kết hợp với hệ thống ánh sáng, màu sắc được thiết kế riêng cho từng nốt nhạc để người tham gia thỏa sức sáng tạo những giai điệu của riêng mình.

Các hạng mục tương tác vật lý là công nghệ hiện đại, thân thiện, không chỉ mang ý nghĩa về mặt decor bổ trợ cho cho concept của chương trình, mà còn mang lại trải nghiệm mới lạ, tạo điểm nhấn cho sự kiện, và đem về cho thương hiệu earned media là các UGC (user-generated content) hiệu quả.

Wonder Media luôn ứng dụng công nghệ mới trong quy trình tổ chức sự kiện

Là đơn vị tổ chức sự kiện uy tín với nhiều năm kinh nghiệm và tư duy đổi mới sáng tạo, Wonder Media luôn tìm cách ứng dụng đa dạng các loại hình chương trình, thiết bị văn minh và đặc biệt là công nghệ tiên phong nhằm tạo điểm nhấn cho sự kiện, mang lại trải nghiệm độc đáo cho khách mời. Mục tiêu hàng đầu của chúng tôi là cung cấp cho khách hàng những sự kiện chất lượng, quy mô và sáng tạo nhất.

Liên hệ ngay với Wonder Media để được tư vấn miễn phí!

—————————-

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Wonder Media – Đơn vị thành viên của Wonder Group

  • Hotline: 0982 91 3003
  • Email: info@wondermedia.vn

Nguồn: BrandsVietnam

 




Bài xem nhiều



Mua ngay
Màu sắc
Kích cỡ
Số lượng
Thành tiền
Liên hệ
Họ và tên
Điện thoại *
Email
Địa chỉ
Ghi chú
Mã giảm giá
Phí vận chuyển